Polly po-cket

Thế Giới Tải Miễn Phí
Song Hành Cùng Nền Wap Việt
Ads
hình ảnh
Game: Kungfu Panda 2
Mô tả: Tiến lên bảo vệ dân làng nào Thần Long Đại Hiệp
Thể loại: Nhập vai, hành động
Tải về 240x320

Tính già hóa non

Móng cột đã đào xong, tới phần đổ bê tông bà già vợ của ông Sáu “quy tiên cưỡi hạc”. Phận rể con không thể không về nên ông phải đi một chuyến, chỉ còn thằng con thứ ba ở nhà, mọi việc đâu đó êm xuôi rồi, chỉ còn làm theo đúng ý ông nữa là xong. Nhưng chẳng biết thằng Ba bị tay thầu nhỏ to tâm sự thế nào mà không chịu đổ đá hộc vào móng cột như ý cha mình, mà nó “ô kê” cho đổ đá 4x6 và đá 1x2 với lập luận: Đá hộc lớn quá, nhiều kẽ hở, mai này nhà dễ... sập nếu lên “tấm”.
Ông Sáu Niểng cất nhà mới.
Nói “nhà mới” cho oai vậy chứ thật ra sáu mươi tuổi đời ông Sáu mới có căn nhà tường tinh tươm, khang trang bằng bè bằng bạn. Từ bao nhiêu năm qua cả đại gia đình ông chỉ sống trong mái nhà tranh vách lá mà thôi. Vậy mà sự cố liên tiếp sự cố cứ xảy ra dù cái nhà chỉ có 5,4 x 18 m. Để rồi cả ba tháng trời mà nhà làm cũng không xong nhưng không phải do thiếu tiền.
Dạo trước, ông Sáu Niểng tới nhà ông bạn già Tư Đen chơi, thấy ông Tư cất cái nhà quá “hoành tráng”, móng cột sâu cả thước, đều đổ đá hộc, đổ xong thì đầm thật lâu, đầm xong cho hồ xuống rồi đầm nữa coi bộ công phu lắm. Hỏi làm chi mất công vậy thì ông Tư bảo để mai này mấy đứa con làm ăn khá giả, có lên mấy “tấm” cũng không ngại gì.
Ông Sáu gật gù khen phải, hớp một ngụm trà đặc quánh, ông bảo: “Nhà tui tới bốn thằng con, làm như anh Tư tốt quá rồi còn gì... mai này không phải lo”.
Vậy mà “đùng một cái” khi ông Sáu làm nhà bao việc không muốn cứ ùa về.
Ông bảo, chả cần bản vẽ bản viết gì, chỉ tổ nuôi mấy thằng kiến trúc sư... giấy (chắc ý ông Sáu nói kiến trúc sư dỏm). Bây nhìn đi, bao công trình của Nhà nước, phải qua mấy lớp kiến trúc sư mà có mấy cái ngon lành đâu, không thừa cái này, cũng thiếu cái kia. Lắm khi có công trình vừa thừa vừa thiếu nữa kìa! Bốn “thằng ông con” cãi liền: “Cái nào thừa, cái nào thiếu, ba nói cụ thể đi, đừng vơ đũa vậy không tốt!”. “Thiếu hả con, cái rạp chiếu phim ở huyện mình đó, có cả khu vực nhà hàng, giải khát. Dự kiến ngày chiếu phim - mà phim màn ảnh rộng nghe con - tới hai buổi lận đó! Nhưng không có một nhà vệ sinh nào hết! Thi công hoàn tất rồi mới “tá hỏa” ra, báo hại không sử dụng được, phải nằm chình ình hàng chục năm trời, giờ sắp tu sửa lại, hổng biết có nhớ cái khoản “nhỏ mà không nhỏ” này không à?!”. “Còn nơi nào thừa ba nói luôn đi?”. “Thừa thì dễ ợt. Bây đã đi tới tòa Y, viện X, trụ sở Z... chưa? Cái nhà chần vần vậy chứ diện tích sử dụng thực tế hổng bao nhiêu hết à! Toàn khu vực WC là nhiều thôi. Tầng 1, tầng 2, tầng 3, tầng 4... gì mấy cái chỗ “nhỏ mà tự dưng to” này cũng chiếm hết cả dãy. Phải chi người ta “tốp” ba cái vụ này lại, ví như bốn tầng thì hai nơi vệ sinh thôi, bớt thừa phải không con?”. “Trời chuyện của người ta, ba nói chi mà lớn tiếng quá vậy?. “Tại bây hỏi nên tao mới nói. Còn chuyện nhà này, kêu thằng Hai Ngũ thợ hồ nhà ở xóm dưới tới đây. Nó là thợ giỏi nhất xứ này. Tao khoái cái nhà như ông Tư Đen, kêu nó làm y như vậy là êm”.
Thế là Hai Ngũ “thầu” cái nhà của ông Sáu Niểng. Nhưng trên đời chắc không có mấy ông chủ nhà lại “chằn ăn trăn quấn” như ông Sáu. Ngày cửa hàng vật liệu xây dựng Chín Trực chở vật liệu tới đổ, cần trục xe đã vươn lên rồi nhưng ông cản lại, hỏi tài xế:
- Này chú em, cho tui hỏi, xe mình chở mấy khối?
- Dạ... bốn khối, bác Sáu.
- Ừ, xe tốt, lớn, chở một hai lần là xong, khỏi mất công chở hoài. Con Út đâu, lấy cho ba cây thước coi!
- ???
- Chú em, bây nói tao già lẩm cẩm rồi hả, xe chở có ba khối hai mà nói bốn khối là sao? Thằng Hai Ngũ “ăn rơ” với cha Chín Trực phải không?
- Dạ... việc này cháu không biết. Chú Chín bảo chở đi tới cho bác Sáu thì cháu chở vậy thôi.
- Nhưng làm tài xế lâu năm như chú em, lý nào không biết tải trọng của thùng xe? Hay là lấy bằng lái máy cày ra lái xe tải? Để im đó, tui gọi cho cha Chín Trực thì biết liền!
Rồi ông đi vô nhà mặc cho tay tài xế loay hoay như gà mắc tóc. Một lúc sau...
- Chở về trả cho cha Chín Trực đi, tui không làm ăn với hạng gian dối như mấy người! Bạn bè bao năm, giờ có mấy khối cát đá cũng ăn gian nhau. Số tiền đó không biết có nuôi mình suốt đời, có cứu được cái mạng mình khi tới tuổi “về với ông bà” không nữa à!
Tay tài xế mang nét mặt hầm hầm lái xe đi tuốt. Ông Sáu tức sự đời thì ít mà tức Hai Ngũ thì nhiều nhưng để “hỏi chuyện” nó sau. Bây giờ ngày tốt để “động thổ” thì không thể dời lại nên ông phải tức tốc đến cửa hàng vật liệu xây dựng khác. Và cửa hàng Thanh Liêm là nơi ông chọn.
Lần này ông cũng sai con gái út lấy thước dây ra cho ông đo thùng xe. Ông đo thật kỹ càng. Nhưng cái sự kỹ của ông hóa ra thừa bởi cửa hàng Thanh Liêm làm ăn đúng như tên tuổi. Vui vì lòng người còn tin cẩn được, ông mời tay tài xế và hai nhân công uống trà, ăn bánh. Cao hứng lại gọi nhỏ út mang cho ông mấy chai bia cùng bịch mực ăn liền. Tiền bạc thanh toán sòng phẳng, chủ – khách hỉ hả thì tay tài xế thưa:
- Thưa bác Sáu... số tiền đó là của vật tư thôi. Còn công xe xin bác tính cho anh em tụi cháu nhờ...
- Trời đất! Sao thấy ghi là “Giao hàng đến tận nơi”?
- Dạ, thì tụi cháu giao hàng đến tận nơi chứ có để bác phải cực công đem xe tới chở đâu ạ!
- Hổng phải tiền xe đã tính chung với vật liệu rồi sao?
- Dạ... trường hợp đó đôi khi cũng có. Nhưng đó là khi có giao kèo và hàng mấy chục khối trở lên, chứ... bác thì... Biết bác vui tính, rộng rãi mà, phải không bác Sáu?
Dù tức cành hông nhưng nghe tụi nó “vuốt” một câu nghe khá được, lại cũng vui lòng vì không bị ăn gian vật tư nên ông Sáu cũng bóp bụng mà trả thêm tiền công xe cho chúng với giá 15.000 đồng/khối cát, đá.
Móng cột đã đào xong, tới phần đổ bê tông bà già vợ của ông Sáu “quy tiên cưỡi hạc”. Phận rể con không thể không về nên ông phải đi một chuyến, chỉ còn thằng con thứ ba ở nhà, mọi việc đâu đó êm xuôi rồi, chỉ còn làm theo đúng ý ông nữa là xong. Nhưng chẳng biết thằng Ba bị tay thầu nhỏ to tâm sự thế nào mà không chịu đổ đá hộc vào móng cột như ý cha mình, mà nó “ô kê” cho đổ đá 4x6 và đá 1x2 với lập luận: Đá hộc lớn quá, nhiều kẽ hở, mai này nhà dễ... sập nếu lên “tấm”.
Ông Sáu vò đầu bứt tai nhưng bê tông đã đông cứng rồi, không lẽ làm lại? Chỉ có thể chửi thằng con ngu ngốc, tuổi trẻ không lường được sự đời còn dễ thông cảm, nhưng nó cứ vênh mặt lên cho rằng ông bị Tư Đen “dụ” thì không thể tha thứ được. Làm sao nó biết, nó đã bị Hai Ngũ lừa; công đầm đá hộc rất tốn, còn đổ đá nhỏ thì chẳng mất công là bao, nhưng tiền vẫn tính bằng đá hộc!
Cái nhà mới xong phần móng đã gặp bao nhiêu là việc rắc rối.
***
Hai Ngũ là tay thợ có thâm niên. Từ mười tuổi đã theo ông già đi làm cu li nên từng đường ron, nét nối những viên gạch tinh tế đến không thể nào chê được. Chỉ hiềm nỗi khuôn mặt không mấy thiện cảm với người đối diện với mặt nhỏ như chuột nhắt, trán dô, mắt lồi, miệng hô, răng vàng xỉn vì thuốc lá...
Chủ nhà tin cẩn Hai Ngũ một phần vì tay nghề khá, phần vì uy tín ông già để lại cho Hai Ngũ cũng không ít, nhưng từ dạo lùm xùm chuyện nhà ông Sáu Niểng thành ra lắm người ngại anh ta. Một buổi chiều khề khà bên mâm rượu, Hai Ngũ oang oang với thằng Tí sún và thằng Lang “beng”:
- Sáu Niểng thật “già cơ”, nhưng còn lâu mới qua đại ca của tụi bây được! Ông giao thầu vật tư thì tao “ăn rơ” với chủ cửa hàng xén bớt. Ông muốn làm tính ngày thì tao làm, nhưng đúng theo giờ “hành chánh” đó, mà tụi mày biết hành chánh là gì không? Là “hành là chánh” chứ làm việc là phụ thôi. 7 giờ 30 tao mới tà tà tới công trình, rửa bàn chà, bay, rồi đủng đỉnh trộn hồ cũng qua 8 giờ mới lên giàn giáo. Tao cho trộn đống hồ thật to, 11 giờ xuống rửa lại đồ nghề, tà tà 11 giờ 30 “biến”. Đống hồ còn dư đầu giờ chiều làm. Tụi mày có thấy ai trộn hồ để lâu kiểu đó không? Nó “chết”, không mịn, đường ron sượng trông xấu như thằng ghẻ lở. Thế là ổng nóng ruột bảo trộn đống hồ khác! Hí... hí... còn lúc xây, tao không thèm cho lấy manh bao hứng hồ rớt ở chân tường đâu, cứ cho đổ thoải mái...
- Thì đại ca được ăn chia với cửa hàng vật liệu xây dựng theo “đầu” bao xi măng, khối cát, đá như mấy “em” bia ôm ăn “đầu” lon bia, mấy ông bác sĩ ăn “đầu” từng viên thuốc với công ty dược vậy mà!
- Giỏi, giỏi... thằng này hậu sinh khả ố... í quên, “hậu sinh khả úy”.
Nói vậy chớ nhà bác Sáu Niểng anh coi chỉ đạo tụi em làm lẹ lẹ. Lỡ ổng “chầu ông bà via” hổng có cái nhà mới tội lắm anh. Thằng Lang “beng” dè dặt nói.
- Thì tao có muốn “câu rê” như vậy đâu! Tại ổng đó chứ! “Tính già hóa non” mày biết câu này chưa?
- Dạ biết... nhưng anh coi biểu mấy thằng điện nó làm cho xong, tụi mình tô với lăn bê chút xíu nữa là giao nhà, nhậu một bữa nổ trời chứ đại ca!
- Nói tới mấy thằng điện thì khỏi lo, “đàn em” tao cả mà. Không có tao, tụi nó không có cháo mà húp! Thôi, dzô đi tụi mày.

Truyện ngắn của ĐÀO PHẠM THÙY TRANG 

Trang chủ