pacman, rainbows, and roller s

Thế Giới Tải Miễn Phí
Song Hành Cùng Nền Wap Việt
Ads
hình ảnh
Game: Đánh Bại Journey
Mô tả: Nhiệm vụ của bạn là đánh bại Journey
Thể loại: Hành động
Tải về 240x320
Tải về 320x240

Giao thừa không cúng gà

Nhà tôi ở đầu ngõ, nhà bác cả cuối ngõ. Đầu và cuối nhưng cái ngõ nhỏ ngoằn ngoèo sâu hun hút. Bình thường, ngõ tối om. Mấy bữa nay gần Tết, ông trưởng xóm quy định mỗi nhà phải thắp một bóng điện tròn trước cổng. Nhưng khoảng cách giữa các nhà xa hàng chục mét, vả lại nhà nào cũng cố tình xoay bóng vào phía nhà mình nên không đủ sáng cho hết đoạn đường đến nhà khác. Thôi kệ. Dù sao có điện vẫn hơn. Ông trưởng xóm bảo: “Thắp đèn đường thể hiện sự văn minh, ấm no của dân làng”
Vĩnh! Con đi mời bác cả sang cúng giao thừa.
- Mẹ sai anh Vinh đi đi. Lúc chiều con đi mua rượu rồi.
- Thằng Vinh mắc làm gà.
- Nhưng con sợ... ma.
- Ma quỷ mô sẵn mà sợ.
Tôi chối vì đang mải xem truyền hình trực tiếp chương trình ca nhạc Mừng Xuân. Mà cũng sợ ma thật. Từ nhỏ, tôi chưa bao giờ ra khỏi nhà vào buổi tối.
- Có đi không thì bảo? Giao thừa sắp đến nơi rồi. Tiếng mẹ dưới bếp vọng lên.
Tôi giật thót mình rồi dạ. Mẹ mắng nhiều như thế, chắc đã bực mình lắm. Tôi với tay tắt tivi, đi nhanh ra cổng.
Nhà tôi ở đầu ngõ, nhà bác cả cuối ngõ. Đầu và cuối nhưng cái ngõ nhỏ ngoằn ngoèo sâu hun hút. Bình thường, ngõ tối om. Mấy bữa nay gần Tết, ông trưởng xóm quy định mỗi nhà phải thắp một bóng điện tròn trước cổng. Nhưng khoảng cách giữa các nhà xa hàng chục mét, vả lại nhà nào cũng cố tình xoay bóng vào phía nhà mình nên không đủ sáng cho hết đoạn đường đến nhà khác. Thôi kệ. Dù sao có điện vẫn hơn. Ông trưởng xóm bảo: “Thắp đèn đường thể hiện sự văn minh, ấm no của dân làng”.
Tôi ưỡn ngực bước. Đến đoạn có bụi tre to lùm lùm thì điện... hết sáng. Trước mắt tôi là một màu đen kịt. Đằng xa có một vệt sáng, chắc là bóng đèn nhà ông Tâm. Tôi ngước lên trời tìm một chút ánh sáng tự nhiên, thấy cái gì đen đen quơ qua quơ lại. Tiếng rít phát ra từ bụi tre, kót két, nghe như tiếng oan hồn khóc tru tréo. Đúng rồi. Tôi nhớ có lần ba bảo: Đêm ba mươi người dương thường thắp hương cúng vái để mời ông bà trở về đón Tết cùng con cháu, đồng thời cầu mong năm mới may mắn, hạnh phúc.
Chẳng lẽ... Tôi muốn chạy mà chân cứ quíu lại. Tại sao họ lại về sớm như thế nhỉ? Đầu tóc tôi dựng đứng. Còn hơn một tiếng nữa mới mười hai giờ mà? Ừ đúng rồi. Họ về sớm nên mới nấp ở bụi tre để chờ. Gió thổi nhẹ. Tôi thấy một cánh tay thò xuống gần bóp vào cổ mình. Kẽo kẹt, két kẹt... Âm thanh đó lại cất lên. Tôi nhắm tịt mắt, co giò chạy một mạch về nhà.
- Răng đi nhanh rứa? Anh Vinh nghi ngờ hỏi. Tôi định nói dối là đã gặp bác. Nhưng, lỡ đến giao thừa rồi mà bác không sang thì không có ai cúng cho. Điều đó đồng nghĩa với việc tôi bị ăn đòn là cái chắc. Phải làm sao bây giờ? Tôi toát mồ hôi, chân tay vẫn run lẩy bẩy. Cuối cùng, tôi đành thú nhận. Anh cười một tràng đắc chí. Anh bảo đó chỉ là bóng của ngọn tre. Tôi không tin. Tôi thương lượng: Em làm gà, anh sang mời bác.
Quả thực, ăn thịt gà thì nhiều, nhưng làm thịt gà thì tôi chưa hề. Huống chi đây là làm gà để cúng. Gà cúng phải mổ làm sao cho vết dao bé, gọn, đẹp. Xoáy gà làm sao cho hai cánh phải chéo đều, miệng gà phải há to mà không được rộng vết. Đây quả là một việc làm khó đối với tuổi của anh em tôi. Trước, ba phụ trách khoản này. Bây giờ...
- Nhanh tay một chút. Mẹ lấy nồi chè xuống là bắc nước luộc gà luôn. (Chắc mẹ tưởng anh Vinh đang làm).
Tôi cho con gà vào nồi, đổ nước vừa ngập lưng. Chụm thêm củi. Mẹ bưng rổ bánh bột lọc gói lá chuối mới vớt khỏi nồi, khói nghi ngút. Năm nào nhà tôi cũng gói bánh tét, năm nay không ai phụ với mẹ, nên thôi. Với lại, mấy trận lụt liên tiếp vừa rồi đã ngâm úng hết số lúa và nếp ngoài ruộng, lấy đâu mà tét với chưng.
* * *
Năm nay, từ giữa tháng tám, trời đã bắt đầu đổ mưa. Nước đọng ứ lại trên ruộng đồng, sông suối. Tất cả hợp lại thành một cơn lũ. Lúc đầu, nước dấm dứ ngoài ngõ như trêu ngươi. Nước dừng chân lại “chơi” mấy hôm. Ông trời “nhẹ tay” cho ngớt mấy ngày, thế là nước rút. Dù nước chưa vào sân nhưng rau trong vườn và lúa ngoài đồng đều thối rữa hết. Mưa lúc to, lúc nhỏ, dề dà cho đến cuối tháng mười. Nước từ trên thượng nguồn đổ xuống. Nước thủy triều dâng lên. Mấy đám lúa lúc trời nắng dợ thì đang non. Khi chín vàng thì bị ngập nước. Mọi người tiếc của lội xuống nước cắt vội vàng, đem về nhà cũng không có nắng mà phơi. Một số được hấp lên ăn ngay. Số còn lại đành nhìn chúng mọc mầm.
Nửa đêm, nước ngập tận thành giường. Người này kêu người kia, người kia hối thúc người nọ dậy dọn dẹp. Đồ đạc nào có gì đâu. Mấy tạ cả khoai lẫn sắn; thóc lẫn nếp lẫn trấu. Lớn nhất là con trâu thì đã mang đi gửi trong rú đầu mùa mưa rồi. Còn lại mấy con gà, mấy con heo, con chó, con mèo và người. Mẹ lụi hụi kê cái cụi (cũi gỗ được đóng khung hình chữ nhật) lên bàn ăn để ba bắt heo vào. Chợt nhớ ra bác gái đi nằm đẻ dưới bệnh viện thị xã chưa về, bác trai xuống nuôi. Nhà chỉ còn mấy anh chị con bác đang còn nhỏ với bà nội nằm liệt giường. Ba cởi quần dài bơi sang nhà bác. Đến nơi, bà nội đang run lẩy bẩy trên giường. Nước đã lút quá nửa người. Ba bắc thang rồi cõng bà trèo lên tra (gác xép). Lúc về, nước ngập đến tận cổ. Mồm cắn đèn pin, ba lội xuống chuồng gà để bắt. Đến tận chuồng thì... ôi thôi. Nước đã cuốn trôi cả gà mẹ, gà con lẫn ổ trứng. Ba càu nhàu:
- Có mấy con gà mà giữ không xong.
- Mình tui, mần răng kịp.
- Sắp Tết đến nơi, gà mô mà cúng.
- Tết năm nay gà đắt hơn vàng đây. Mẹ thở dài.
Quê tôi có tục lệ cúng giao thừa là phải có gà. Thiếu gì thì thiếu, chứ con gà trống mào đỏ thì không thể vắng được. Năm trước, dịch cúm gia cầm. Để bảo đảm vệ sinh an toàn, người ta bắt đốt bằng sạch mặc dù ở vùng tôi không có dịch. Lúc đó, dân quê tôi nuôi gà vịt là làm kinh tế. Mỗi nhà nuôi hàng trăm con gà, nhà nào ít cũng vài chục con. Đùng một cái nghe thông báo có dịch. Mấy ông cán bộ làm theo quy định, bắt đốt sạch. Vậy là giao thừa đó không cúng gà. Không biết do không cúng gà hay vì lý do nào khác mà năm tiếp đó mất mùa, dịch bệnh liên tục. Hết H5N1 đến trâu bò lở mồm long móng, đến lợn tai xanh. Dân khốn đốn. Mới mấy tháng nay ổn định trở lại, nuôi được vài con gà thì lũ cuốn trôi. Mẹ tiếc của khóc ời ời. Ba bực mình quát tháo.
Cũng vì tiếc mà ba quát vậy thôi, chứ mẹ cũng trăm việc. Phải chất bếp, củi, xoong nồi, sắn khoai, lúa má lên chái. Không thì nước cuốn sạch chứ đừng nói chi gà. Thôi, của đi thay người.
Đến sáng thì đê vỡ. Nước dâng cao tận mái nhà. Đàn ông được huy động đi đắp đê chống đập. Ba cũng vác mấy cọc tre, mấy bao tải lội ngược dòng xoáy đi đắp đập cứu dân. Dòng nước đục ngầu cuộn xiết, cuốn theo rác rưởi, củi gỗ, heo, gà, xoong nồi, lúa bao cũng có, lúa bó cũng có. Cứ tưởng của đi thay người, ai dè đang đóng cọc, thấy con gà trống trôi qua, ba lội ra vớt. Không may ra giữa dòng thì chuột rút, ba bị nước cuốn trôi. Bà nội vì khóc thương con, vì rét quá nên cũng... “đi” luôn. Mấy mẹ con tôi buồn bỏ ăn gần cả tháng.
* * *
- Vĩnh đi mời bác cả sang cúng cho mẹ chưa?
- Dạ, rồi. Tôi dõng dạc.
- Giỏi! Mai lì xì tờ hai ngàn mới.
- Hoan hô! Tôi vỗ tay rồi nhảy cẫng lên.
- Gà được chưa? Kêu anh Vinh xuống phụ mẹ dọn ra. Sắp mười hai giờ rồi. Bác cả cúng xong nhà bác là qua cúng cho nhà mình liền.
- Để con làm cho.
Mẹ nhìn tôi cười. Tôi vui và có chút hãnh diện vì đã làm mẹ ưng ý. Đến khi vớt con gà ra thì... trời ơi! Nó bét nhoẹt. Bét một phần vì đun quá lửa. Một phần vì do vết mổ quá rộng, con gà nham nhở. Mẹ trừng mắt, sẵn đôi đũa bếp quật vào mông tôi hai phát. Tôi ré lên.
- Im. Đứa mô phá hoại con gà ra nông nỗi ni?
- Không phải con.
-Có im ngay không. Vinh! Thằng Vinh mô?
Lúc đó, anh trai nhảy chân sáo từ ngoài vào.
- Có chuyện chi rứa mẹ?
- Nhìn đi. Mẹ chỉ tay vào con gà đang thõng thệu nằm trên dĩa. Rồi quay đôi đũa bếp về phía tôi. Vĩnh. Dạ. Ai “hầm” con gà?
- Không phải tại con mà.
Phụt. Một cú nữa vào mông. Tôi lấm lét ngước mắt nhìn anh trai. Anh lảng đi nơi khác. Phụt... Phụt. Hai cú liên tiếp nữa. Tôi đau quá, ức quá hét lên: Tại anh Vinh mổ đã nát bét như rứa rồi. Con chỉ xoáy và luộc thôi. Mẹ quay đầu đũa về phía anh. Phụt phụt phụt. Đánh cho cái thói vụng về này. Tụi bây có biết mẹ phải mắc nợ người ta mới có con gà về cúng không? Phụt, phụt. Anh Vinh lấy tay bưng đít, bị dính mấy roi vào tay, cũng khóc ré lên:
- Tại em Vĩnh xoáy gà làm rách thêm đó chớ.
Mẹ quay đôi đũa sang phía tôi. Tôi sợ ăn đòn tiếp nên lủi nhanh ra đằng sau chuồng lợn ngồi khóc. Chưa bao giờ đón giao thừa mà buồn thế này.
Tôi nhớ Tết năm ngoái, khoảng hai tám hai chín, ba chở mẹ con tôi xuống chợ mua sắm. Tôi được một bộ áo quần bò mốt nhất. Anh Vinh được một quần bò và một áo thun. Hai anh em mỗi đứa một đôi giày Biti’s trắng tinh. Mẹ và ba cũng mỗi người một bộ. Đêm ba mươi, mẹ chăm nồi bánh tét, nấu nồi xôi nồi chè. Ba xăng xái xếp giấy vàng bạc tiền, têm cau trầu, rồi quét dọn sắp đặt lại cỗ trên bàn thờ. Xong xuôi, ba ra bắt gà, nhổ lông, chọc tiết, rồi xoáy gà. Ba mổ gà nhanh và đẹp nhất làng. Chỉ một vết dao nhỏ ở bụng, thế mà lôi bằng sạch ruột ra. Riêng chọc tiết cũng miễn chê. Một con gà được một bát tiết đầy, đỏ tươi chứ không vón cục và đen thui như anh Vinh làm. Ba bảo kinh nghiệm chọc tiết gà là “hôm tai, mai cổ”. Tức là buổi tối thì cắt vào bên tai con gà, còn buổi sáng thì cắt vào cổ. Như thế tiết sẽ ra nhiều, đỏ tươi. Mấy mẹ con thán phục tài làm gà của ba. Lúc đó, anh em tôi chỉ việc ngồi coi ba làm, rồi vào coi ti vi trực tiếp chương trình truyền hình Tết, hoặc diện bộ áo quần mới. Đợi ba làm xong là chở cả mấy mẹ con xuống thị xã coi văn nghệ chào xuân, rồi về cúng giao thừa. Tôi nũng nịu đòi ba mua bóng bay, đi đu quay. Anh Vinh đòi mẹ mua súng hơi, ô tô... Rồi cả nhà ngước mắt lên trời xem bắn pháo bông. Những đốm lửa sáng long lanh trong mắt... Cúng giao thừa xong, anh em tôi thức trắng đêm để chờ đến... mùng một. Sáng mùng một bao giờ cũng thích. Chúng tôi được lì xì, được chúc học giỏi. Được chở đi thăm ông bà nội ngoại. Được thỏa thích ăn bánh kẹo, ăn thịt gà và được đi công viên, chụp ảnh.
* * *
Mẹ đi đến bên bàn thờ, tay run run thắp hương. Mẹ lấy tay hất tấm vải đỏ, hiện bức ảnh ba đang cười. Đó là tấm ảnh Tết năm ngoái ba chụp chung với cả nhà khi đi công viên. Ai nấy đều cười tươi hạnh phúc. Bây giờ, nhờ công nghệ vi tính, họ tách riêng còn lại một mình ba trơ trọi, hai tay ba dường như vẫn dang rộng ôm lấy hai đứa con và mẹ, nhưng sao mà hụt hẫng, mà thênh thang quá!
Anh Vinh lôi tôi vào nhà. Anh nói có vẻ người lớn :
- Mẹ! Tụi con xin lỗi. Tại tụi con không biết làm, nên phá hỏng con gà cúng. Giá như có ba thì...
Mẹ bấy giờ mới khóc. Phải. Giá như... ba còn sống... thì đâu đến nỗi ni. Mẹ khóc, những giọt nước mắt như lặn vào trong, rồi nghẹn lại bật thành tiếng nấc. Mẹ bưng mặt. Hai anh em tôi đến ôm mẹ khóc theo. Mẹ quay lại, ôm hai đứa vào lòng.
- Mẹ xin lỗi vì đã đánh các con. Các con của mẹ ngoan lắm. Thiếu ba, chính mẹ còn làm không ra trò trống chi nữa là các con. Lúc chập choạng tối, vì mắc đi xếp giấy vàng bạc mà mẹ đã làm cháy nồi xôi. Mẹ sai mà có ai đánh mẹ mô. Giá mà... năm ni ông trời không lụt to. Giá mà đê làng mình không vỡ. Giá mà không có con gà trôi... thì giao thừa ni nhà mình đã đông đủ. Tết năm ni, năm tới nữa... rồi mãi mãi nhà mình thiếu ba. Các con thiếu ba, sẽ khổ hơn nhiều... Con ơi! Anh ơi!
Ba mẹ con ôm nhau khóc. Bỗng ngoài kia tiếng nổ bụp bụp. Tôi cầm tay mẹ và anh trai kéo ra góc sân nhìn về phía trung tâm văn hóa, nơi có những chùm pháo bông tung lên sáng ngời.
- Dưới đó đang có ca nhạc đó mẹ ạ. Tôi quệt nước mắt nói. Mai mẹ cho hai anh em đi xuống công viên chơi đu quay nhé
- Ừ. Mẹ vén vạt áo lên dụi mắt.
- Chúc mừng năm mới! Chúc mừng năm mới. Tiếng bác cả vang lên từ ngoài ngõ. Bác sang xông đất nhà thím, chúc thím năm nay gặp nhiều may mắn, làm ăn phát đạt. Chúc hai cháu của bác học hành giỏi giang, tấn tới. Nào, bày cỗ lên bác cúng giao thừa nào.
- Nhà cháu không có gà bác ạ.
- Giao thừa là sự chuyển đổi của đất trời, chuyển cái cũ thành cái mới, chuyển buồn thành vui. Đón năm mới không nên buồn. Hãy vui lên. Không có gà thì đã sao?
Bác cả tính vui, xởi lởi. Ăn nói lại văn vẻ, luôn làm người khác vừa lòng. Ừ nhỉ! Đón năm mới thì phải vui chứ. Giao thừa không cúng gà, có sao đâu!

Truyện ngắn của Nguyễn Thị Hợi 

Trang chủ